Tài liệu này sưu tầm được trên mạng. Copy ra đây vừa là để chia sẻ vừa là để nghiền ngẫm:
1. Thiền là gì?
Thiền là phương pháp luyện tập từ ngàn xưa, bao gồm việc trầm ngâm trong lúc bạn tập trung vào một ý nghĩ hay một đối tượng nào đó. Thông qua việc luyện tập thiền thường xuyên, bạn sẽ hiểu rõ hơn mọi việc trong cuộc sống và có những suy nghĩ tích cực hơn. Thiền thường bắt đầu bằng việc ngồi tĩnh lặng và hướng tư tưởng vào nội tâm, vào một vấn đề cụ thể. Thiền ngoài việc ngồi tĩnh lặng, cũng có thể thực hiện khi chúng ta đi, đứng và nằm trong sự tĩnh lặng và tự kiểm soát.
Khi Thiền, chúng ta sẽ tự khám phá suy nghĩ và nội tâm của chúng ta để từ đó có thể thay đổi được hành vi của chúng ta và thể hiện cuộc sống theo một chiều hướng mới.
Để học Thiền, bạn không cần phải theo một Tôn giáo nào và trạng thái Thiền không phải như bị thôi miên mà là một hoạt động có ý thức và sự kiểm soát từ chính bạn.
Không chỉ riêng phương Đông mà cả ở nhiều nước khác cũng có các giáo viên dạy Thiền.
Thông qua Thiền, bạn sẽ hiểu sâu hơn vấn đề mình là ai và mình sẽ trở thành như thế nào. Dần dần bạn sẽ tự khám phá ra đâu là bản chất và năng lực thực sự của mình. Bạn sẽ phát triển nhận thức, khả năng quan sát toàn diện mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống. Thiền mở rộng nhận thức cả trong tâm hồn và trí óc, giúp cuộc sống của bạn trở nên phong phú và hoàn thiện hơn.
2. Những hiểu biết về Thiền
Thiền sẽ mang lại lợi ích cho cả thể xác và tinh thần. Nó giúp cơ thể thư giãn và hồi phục. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trạng thái thư giãn mang lại một hiệu quả rất tốt cho hệ tim mạch. Việc luyện tập hơi thở đúng cách khi Thiền cũng giúp tăng cường việc hấp thụ oxy vào cơ thể, tăng cường năng lượng sống.
Thiền giúp hợp nhất tinh thần với thể xác. Bạn có thể tìm thấy sự thanh thản tâm trí khi học cách giũ bỏ những lo âu muộn phiền trong cuộc sống. Qua luyện tập Thiền mỗi ngày, năng lực tập trung tư tưởng của bạn sẽ được nâng cao. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn và sẵn sàng đối mặt với những thử thách và khó khăn trong cuộc sống.
Một trong những mục tiêu của Thiền là giúp bạn hiểu được ý nghĩ của mình và sử dụng nó hiệu quả hơn. Thiền trong sự thả lỏng giúp bạn giảm stress và những lo âu trong cuộc sống và công việc của mình.
Thiền giúp bạn mở rộng tầm hiểu biết và sẽ truyền cảm hứng, giúp bạn tìm thấy các nguồn lực bên trong, cũng như giúp bạn nâng cao khả năng sáng tạo của chính bản thân mình khi thực hành Thiền mỗi ngày.
3. Những bước đầu tiên để Thiền
3.1. Hãy chọn môi trường thích hợp
Địa điểm thích hợp để Thiền phụ thuộc vào lối sống và không gian bạn sẵn có. Lý tưởng nhất là một nơi yên tĩnh mà bạn có thể lui tới thường xuyên. Nên chọn chỗ sạch sẽ, thoải mái và có ánh sáng tự nhiên.
Không gian cần đơn giản, không nhất thiết phải bố trí cầu kỳ. Sự tĩnh lặng tuyệt đối trong một không gian biệt lập sẽ giúp bạn giảm bớt sự phân tâm để Thiền tốt hơn.
Sau một thời gian thực hành Thiền, bạn sẽ có thể nhập Thiền ở bất cứ nơi nào.
3.2. Lựa chọn tư thế ngồi thoải mái và phù hợp
Thiền thường đòi hỏi phải ngồi tĩnh lặng. Nếu trong tư thế không thoải mái, bạn sẽ bị phân tâm và thấy khó có thể ngồi yên.
Tư thế ngồi xếp bằng (bán già hoặc kiết già) theo truyền thống rất thích hợp cho việc ngồi lâu, nhưng thường chỉ có thể ngồi như vậy sau khi đã luyện tập một giai đoạn và đạt một trình độ nhất định. Khi ngồi, bạn cần giữ vai thẳng ra sau và lưng thẳng
Tuy nhiên, bạn cũng có thể ngồi Thiền theo tư thế của người Ai Cập. Tư thế ngồi này đơn giản và có thể áp dụng ở công sở hay ở bất cứ nơi đâu.
Thiền khi đi cũng là một phương cách hữu hiệu giúp bạn kiểm soát ý thức và hơi thở của mình. Phương thức Thiền này dễ áp dụng và rất hiệu quả.
3.3. Khi nào không nên Thiền?
Đừng cố Thiền vào lúc bạn bận rộn hoặc bị kích thích quá nhiều do cà phê, trà hay rượu vì bạn dễ dàng bị phân tâm và không tập trung.
Tránh Thiền ngay sau khi bạn ăn no hoặc khi bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vì bạn có thể rơi vào trạng thái hôn trầm (ngủ gục) khi Thiền ngồi.
Tốt nhất, bạn nên Thiền vào buổi sáng sớm, khi tỉnh táo vì đây là thời gian tuyệt vời nhất để bạn Thiền.
3.4. Mỗi ngày nên Thiền bao lâu?
Với những người mới bắt đầu, chỉ cần Thiền 5 phút mỗi ngày là đủ. Một buổi tập dài chưa hẳn có lợi hơn buổi tập ngắn, nhất là khi bạn chỉ mới bắt đầu luyện Thiền. Những buổi tập ngắn và đều đặn sẽ tốt hơn những buổi tập dài nhưng không thường xuyên.
Sau một thời gian, bạn sẽ có thể ngồi lâu hơn và tự khám phá được kiểu Thiền nào thích hợp nhất cho mình.
3.5. Hãy thư giãn và giải tỏa sự căng thẳng
Trước khi tiến hành Thiền, thư giãn và giải tỏa sự căng thẳng là một bước chuẩn bị tốt giúp việc Thiền của bạn có hiệu quả nhiều hơn. Phần lớn sự căng thẳng tinh thần thường được thể hiện qua trạng thái căng mỏi ở cổ, vai và lưng. Hãy thực hành những bước dưới đây để có sự thư giãn và giải tỏa sự căng thẳng:
- Làm tỉnh táo thông qua việc rửa tay trong nước sạch. Rửa tay là hành động chuẩn bị vừa thiết thực vừa tượng trưng.
- Hãy ngồi thoải mái trên ghế dựa (lưng cứng) hoặc ngồi bán già (hoặc kiết già) và hít thở thật chậm và sâu.
- Tự nhẩm những câu sau và cảm nhận sự căng thẳng đang dịu đi:
- “Các cơ ở đầu và mặt mình đang thả lỏng, mình thấy thoải mái”
- “Các cơ ở cổ đang thả lỏng, mình thấy thoải mái”
- “Các cơ ở vai đang thả lỏng, mình thấy thoải mái”
- “Các cơ ở vai và ngực đang thả lỏng, mình thấy thoải mái”
- “Các cơ ở cánh tay và lòng bàn tay đang thả lỏng, mình thấy thoải mái”
- “Các cơ ở chân và bàn chân đang thả lỏng, mình thấy thoải mái”
- “Mình hoàn toàn thả lỏng và thoải mái. Tâm trí mình trống rỗng. Cơ thể mình bất động”
- "Mình đang thoải mái. Đầu óc mình lanh lợi. Tâm trí mình tỉnh táo”.
3.6. Cách thở và kiểm soát nhịp thở
a. Thở từ cơ hoành:
Động tác hít thở này bạn sẽ cảm nhận được rất nhẹ. Để kiểm tra bạn có thở từ cơ hoành hay không, hãy đặt một tay ở dưới ngực trên một lúc và hít – thở vài lần, bạn sẽ cảm nhận sự phồng – xẹp ở bụng dưới của bạn rất nhẹ nhàng và thật dễ chịu.
Khi Thiền, bạn sẽ cần thở có ý thức, tạo ra một chu kỳ thở chậm, sâu và nhịp nhàng (nhưng không gượng ép) bằng cách sử dụng phổi, bụng và cơ hoành.
Hãy hít vào bằng mũi một hơn dài, sâu (tự nhiên, không gượng ép). Cơ hành hạ xuống và bụng tự động phình ra. Khi bạn thở ra, sẽ diễn ra quá trình ngược lại.
Hãy tập trung quan sát mỗi giai đoạn của một chu kỳ hít và thở. Hít dài vào – ngưng – thở ra – ngưng và tiếp tục như vậy.
b. Kiểm soát nhịp thở thông qua tự nói “phồng à – xộp à”:
Các chuyên gia Thiền xem việc kiểm soát nhịp thở thông qua tự nói “phồng à” khi ta hít vào và nói “xộp à” khi ta thở ra là cách tập luyện phổ biến, rất quan trọng để hòa hợp thể xác và tinh thần.
Mục đích việc tự nói nhẩm này trong không gian tĩnh lặng sẽ giúp bạn tĩnh tâm và tập trung sự chú ý vào việc kiểm soát hơi thở vào và ra khỏi cơ thể giúp bạn không bị phân tâm khi thực hành Thiền.
4. Những khó khăn khi Thiền
4.1. Nếu bị phân tâm khi Thiền thì sao?
Khi thực hành Thiền, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy bạn rất dễ dàng bị phân tâm.
Những suy nghĩ miên man bỗng trỗi lên mà bạn khó mà biết trước được. Hãy lưu ý đừng để suy nghĩ của bạn lạc hướng. Hãy từ từ hướng tâm trí quay trở lại việc kiểm soát (tự nói) “Phồng à – Xộp à” vì có thể trong giai đoạn đầu, bạn cảm thấy có vẻ chán nản. Tuy nhiên, hãy kiên nhẫn và bạn chắc chắn sẽ thành công.
4.2. Con khỉ liến thoắng
Đạo Phật so sánh việc không tập trung của tâm trí không được tập luyện giống như một chú khỉ liến thoắng nhảy từ cành này sang cành khác. Nó không bao giờ chịu ngồi yên mà chuyển động liên tục.
Khi tập trung vào việc tự nói “Phồng à” khi ta hít vào và “Xộp à” khi ta thở ra là một phương cách hữu hiệu để giảm bớt sự mất tập trung.
Điều quan trọng là nếu tâm trí ta có hơi mất tập trung và hơi phân tâm thì ta cứ nhận biết điều đó, nhưng hãy tưởng tượng để nó trôi qua một cách nhẹ nhàng và tiếp tục kiểm soát hơi thở thông qua việc tự nói “Phồng” và “Xộp”.
4.3. Làm sao nhận biết tôi có sự tiến bộ?
Kết quả của mỗi buổi Thiền có thể ví như những giọt nước rơi xuống bể. Mỗi giọt tuy rất nhỏ, nhưng theo thời gian, chúng sẽ tích lũy và tạo nên sự thay đổi đáng kể.
Mỗi buổi Thiền đem đến một ít sự thay đổi và sự liên tục tập luyện sẽ giúp bạn tiến bộ không ngừng.
5. Không suy nghĩ gì – “Zazen”
Zazen nghĩa là “ngồi không”. Đây là bài tập cốt lõi của phái Thiền tông (Zen) của đạo Phật. Người ta thường ngồi đối diện với tường để tránh bị phân tâm. Đối với kiểu Thiền này, người ta không dùng hình ảnh, biểu tượng, suy nghĩ, ý tưởng hay từ ngữ làm chủ đề. Mục đích của zazen là chỉ quan sát chuyện gì đang diễn ra trong tâm trí của bạn nhưng không để suy nghĩ đó cuốn bạn đi.
Để không không bị cuốn đi theo dòng suy nghĩ miên man, bạn cần tập trung vào việc tự kiểm soát “Phồng à” khi hít vào và “Xộp à” khi thở ra.
Ngoài ra, bạn cần phải:
5.1. Đừng theo đuổi một ý nghĩ
Bạn đã bao giờ nhìn vào tâm trí mình chưa? Hãy cố gắng quan sát dòng ý thức của mình trôi qua rất nhanh. Dòng ý thức này không bao giờ dừng lại. Thông qua Thiền định, bạn có thể luyện tập để phát triển tính độc lập với ý nghĩ. Hãy xem chúng như những áng mây trôi trên trời hay những vật trên băng chuyền. Mỗi ý nghĩ sẽ mang lại một sự liên tưởng mới tiếp nối. Hãy nhận biết điều này, nhưng hãy cứ để những ý nghĩ nhẹ nhàng trôi qua và đừng theo đuổi nó.
Nếu những ý nghĩ thoáng qua làm bạn chú ý, hãy để chúng trôi đi và biến mất.
5.2. Tìm ra khoảng trống
Nếu tâm trí bạn chất chứa đầy những suy nghĩ, bạn cần phải tìm ra khoảng trống trong tinh thần. Khi quan sát ý nghĩ, hãy cố nhận ra một khoảng trống nhỏ giữa lúc kết thúc một ý nghĩ cũ với 1 ý nghĩ mới. Hãy tìm kiếm khoảng lặng ngắn ngủi này, dù là nó nhỏ đến đâu chăng nữa. Cố gắng thư thái tại khoảng trống này. Với thời gian, bạn có thể kéo dài nó ra, và đầu óc bạn sẽ bớt dần cảm giác đầy nghẹt suy nghĩ.
5.3. Thiền hành - Sự thanh bình trong tâm trí khi tản bộ
Bài tập nhẹ này nhằm mục đích làm hài hòa tinh thần với thể xác.
Nhiều người cho rằng Thiền là phải ngồi yên một chỗ. Tuy nhiên, ngoài Thiền ngồi, còn một loại Thiền nữa là Thiền hành. Phương thức Thiền này thật đơn giản và hữu hiệu cho bạn trong những giây phút tản bộ nơi thiên nhiên yên tĩnh.
Thiền hành có nghĩa là đi trong sự chú ý, tỉnh thức và tập trung. Tay mặt để lên tay trái. Tư thế 2 chân đứng song song, mắt nhìn xuống khoảng 1 mét ở trước mặt để tạo sự vững vàng ban đầu. Khi chân trái bước lên một bước, bạn tự nói “Trái bước”. Khi chân phải bước lên một bước “Phải bước”. Bước đi thật chậm và phải luôn ở trong trạng thái thả lỏng toàn thân (dùng biện pháp thư giãn ở mục 3.e.). Khi bước được khoảng 1 mét (từ 5 đến 6 bước chân) thì đứng lại và bắt đầu hít vào, tự nói “Phồng à”; thở ra tự nói “Xộp à”. Tiếp tục đi và thực hành như vậy trong khoảng cách 10 mét là vừa đủ cho những người vừa bắt đầu.
Sau khi Thiền hành, bạn sẽ cảm nhận mình vừa trải qua những giây phút “sống chậm” và tách biệt ra khỏi thế giới ồn ào, những náo nhiệt trong cuộc sống. Mọi căng thẳng đều trôi đi sau mỗi bước chân chậm rãi, vững chắc của mình…
Hãy tận dụng bất kỳ địa điểm thiên nhiên tươi đẹp nào để yên tĩnh Thiền hành ngoài trời. Càng thường xuyên Thiền hành, bạn càng cảm thấy thanh thản trong tâm thức và dồi dào sinh lực cuộc sống.
6. Trạng thái hạnh phúc thể chất và tinh thần giúp thay đổi cuộc sống
6.1. Nhận thức trong mọi lúc
Hãy tự trả lời những câu hỏi dưới đây:
- Bạn có biết quan tâm đến mình không?
Mỗi ngày là một chuỗi những thời khắc bình thường. Bạn có thể chọn để ghi nhớ hay quên đi những sự việc nhỏ nhặt này. Quên thì dễ, còn nhớ thì khó hơn nhiều. Hãy cố nhớ lại những gì bạn làm vào trưa hôm qua. Hôm nay bạn đã làm những gì? Hãy chú ý mỗi khoảnh khắc qua đi và nhận thức rõ toàn bộ cuộc sống.
- Bạn có tự quan sát bản thân mình không?
Bạn biết rõ bản thân mình đến mức nào? Sống biết quan tâm bao gồm cả biết tự quan sát bản thân. Hãy cố quan sát mọi việc bạn làm dưới mắt của một quan sát viên. Điều này tương đồng với việc bạn có một nhân chứng nội tâm.
Khi quan sát bản thân, bạn sẽ biết nhiều điều về chính mình.
- Bạn có quan sát phản ứng của mình không?
Hãy để ý những phản ứng của bạn đối với sự việc xảy ra. Bạn có thích hay không thích những điều nào không đó không, hay bạn không quan tâm? Hãy ý thức về tất cả các phản ứng này. Bạn sẽ hiểu được chính mình khi biết rõ hành động, suy nghĩ và cảm nhận của mình. Ban đầu, việc quan sát những phản ứng có thể gượng gạo, nhưng nếu thực hành thường xuyên việc quan sát này, nó sẽ trở nên tự nhiên và dễ dàng hơn. Hãy tập trong một thời gian và bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.
- Bạn có quan sát cảm nghĩ của mình không?
Hãy theo dõi cảm xúc của bạn để tăng khả năng tự nhận thức. Khi xem xét những cảm xúc của mình, có thể bạn sẽ tìm thấy cảm giác tội lỗi, nỗi sợ hãi hoặc sự đố kỵ, nhưng bên cạnh đó, bạn cũng hãy tìm hiểu những đức tính tốt của bản thân. Xem xét ở cả hai góc độ sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân mình hơn để ngày một hoàn thiện mình hơn.
Hãy quan sát những trạng thái tinh thần khác nhau khi chúng diễn ra: Những hành động vội vàng, thiếu cân nhắc, những khuôn mẫu cư xử được lặp đi lặp lại khiến bạn không có cơ hội thay đổi. Việc tự nhận biết sẽ giúp bạn có góc nhìn khác đi với những khuôn mẫu này. Bạn có thể xem xét để tự mình lựa chọn hành động và cách phản ứng tốt đẹp và phù hợp thời điểm. Vì vậy, hãy dừng lại và nhìn lại mình.
6.2. Hiểu biết về công dụng của Thiền đối với sức khỏe và sinh lực của bạn
Sức khỏe thể chất của bạn liên quan chặt chẽ đến trạng thái cảm xúc và tâm lý. Nhận thức mới có được từ Thiền sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Hãy nghĩ về sức khỏe của mình bằng việc trả lời những câu hỏi sau đây:
- Mỗi ngày, bạn ngủ có ngon không?
- Thể lực của bạn có tốt không và năng lượng sống của bạn có dồi dào không?
- Bạn có hay bị các bệnh vặt như ho và cảm lạnh không?
- Bạn có tập thể dục đều đặn không?
- Bạn có một chế độ ăn uống cân bằng không?
- Bạn có nghiện thứ gì như thuốc lá, rượu bia hay không?
- Bạn có thức dậy với trạng thái mỏi mệt không?
Những câu hỏi trên sẽ giúp bạn có cái nhìn về sức khỏe và năng lượng sống của mình một cách tổng quát để từ đó, bạn xem xét để mình nên thay đổi những gì.
6.3. Kiểm soát Stress
Stress đôi lúc cũng có những mặt tốt vì nó thúc đẩy và giúp bạn thành công. Tuy nhiên, căng thẳng thường xuyên và lâu dài sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe của bạn. Hãy xác định lại những mục tiêu và mục đích hàng ngày của bạn để giảm những stress có hại.
Khi bạn đã sẵn sàng, hãy giảm tốc độ lại: tìm ra một quan điểm mới, tự đánh giá bản thân và bắt đầu một cách sống mới tích cực hơn, bớt căng thẳng hơn.
Ít nhất là mười phút thư giãn và Thiền mỗi ngày sẽ giúp bạn tạo ra một sự thay đổi lớn cho tinh thần và thể chất của bạn.
6.4. Hãy tươi cười và đón chào ngày mới
Mỗi sáng, ngay khi thức dậy, suy nghĩ của bạn sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động mỗi ngày của bạn. Liệu bạn có mong đợi ngày hôm nay không, hay bạn cảm thấy chán nản khi nghĩ đến những gì đang chờ bạn ở phía trước?
Hãy ghi nhớ từng cảm giác khi bạn mở mắt đến lúc hoàn toàn tỉnh táo. Hãy đón chào ngày mới bằng nụ cười trên môi và trong khi vẫn nằm trên giường, hãy nghĩ đến cơ hội giúp đỡ người khác trong ngày hôm nay, dùng lòng tốt của mình để lấp đầy một ngày mới. Hãy tập bài tập Thiền này vào buổi sang để có một thái độ tích cực, giúp bạn tận hưởng mỗi ngày đang và sẽ đến với bạn.
7. Một số chỉ dẫn để Thiền định được nhanh hơn
Để có thể tiến bộ nhanh trong thiền định, bạn nên tuân thủ các chỉ dẫn sau:
• Không ngắt quãng Hãy ngắt chuông điện thoại. Hãy để bạn bè và gia đình bạn biết rằng đây là quãng thời gian mà bạn không muốn bị quấy rầy. Hãy đóng cửa và để thế giới thường nhật ở bên ngoài. Cuối cùng gia đình bạn sẽ tôn trọng mong muốn của bạn được yên tĩnh và một mình trong khoảng thời gian này.
• Tập luyện hai lần một ngày không thay đổi Để có thể đạt trạng thái ý thức cao hơn, điều quan trọng là bạn cần xây dựng thói quen thiền định thường xuyên hàng ngày. Thậm chí ngay khi bạn thiếu thời gian, hãy thiền tối thiểu vài ba phút, hai lần một ngày không thay đổi.
• Luyện tập vào một thời gian cố định trong ngày Hãy thiền định thường xuyên hàng ngày vào cùng một thời gian, nhờ vậy đến giờ thiền, tâm trí bạn sẽ tự nhiên hướng tới việc thiền. Thời gian tốt nhất cho thiền định là vào lúc mặt trời mọc và mặt trời lặn (trước khi ăn sáng và ăn tối). Thời gian vào khoảng nửa đêm, trong sự yên tĩnh của buổi tối cũng rất tốt cho thiền định, trước khi bạn đi ngủ.
• Thiền định khi bụng rỗng Sau khi ăn, năng lượng của cơ thể tập trung vào các cơ quan tiêu hoá, tâm trí trở nên trì trệ và khó tập trung hơn. Do vậy luôn tập thiền khi bụng đói. Một cách tốt nhất để duy trì việc tập thiền thường xuyên đó là tuân thủ qui tắc “chưa thiền, chưa ăn”. Chỉ ăn sáng và ăn tối sau khi thiền định.
• Hãy dành một nơi đẹp đẽ để thiền định Ngay khi phòng bạn chật, hãy dành một góc cho việc thiền. Giữ nó sạch sẽ và tươi mát (có thể bằng cây cảnh, các tranh ảnh tạo cảm hứng, thảm hoặc đệm để thiền...). Cố gắng thiền định ở đó thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng chính không khí (“sóng rung”) của nơi đó giúp bạn trong thiền định.
• Giữ cột sống thẳng Trong khi thiền sâu có một luồng năng lượng mạnh mẽ chạy dọc cột sống lên não. Nếu ngồi cong hoặc gập người sẽ ngăn cản luồng năng lượng này, cản trở hơi thở và giảm sự tập trung của tâm trí. Do đó điều quan trọng là bạn phải ngồi càng thẳng càng tốt. Ngồi trên mặt cứng như sàn nhà, chứ không phải trên giường đệm. Đặt một cái đệm nhỏ dưới mông có thể giúp bạn ngồi thẳng lúc ban đầu; nhưng cách tốt nhất là tập asana. Các bài tập co giãn, vặn mình của asana giúp cho cột sống khoẻ và linh hoạt, nhờ vậy bạn có thể ngồi thẳng người một cách thoải mái.
• Tham gia thiền tập thể thường xuyên Vài tuần đầu tiên khi tập thiền là quãng thời gian khó nhất, khi tâm trí vẫn hướng ngoại do thói quen, người tập thiền cảm thấy khó kiểm soát tâm trí bất an và hướng nó vào bên trong. Do vậy, các thiền sư của mọi thời đại đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết giao với những người tập thiền khác, đặc biệt là tham gia thiền tập thể, nơi mà năng lượng tâm trí tập thể sẽ giúp cá nhân nâng cao tâm trí của bản thân. Thiền tập thể ít nhất một tuần một lần là thiết yếu với những ai thực sự muốn tiến bộ nhanh.
• Đọc những sách tinh thần Để giữ tâm trí được nâng cao trước những ảnh hưởng thường là tiêu cực của thế giới vật chất xung quanh, điều cần thiết là hàng ngày phải đọc những sách có tác dụng nâng cao tinh thần – có thể là sau khi thiền, khi mà tâm trí sáng sủa và yên tĩnh.
• Tắm sơ trước khi thiền Kỹ thuật này của yoga giúp làm mát cơ thể và làm trong sạch tâm trí. Nó nạp lại năng lượng ngay lập tức và cũng làm tâm trí yên tĩnh và sẵn sàng cho việc thiền định sâu. Đầu tiên dội nước mát vào bộ phận sinh dục; sau đó vào hai chân từ đầu gối trở xuống; sau đó vào hai tay từ khuỷu tay trở xuống. Sau đó, ngậm một ít nước vào miệng, tạt nước mát vào mắt mở, mười hai lần. Uống nước “bằng mũi”: giữ một ít nước trong lòng bàn tay và ngửa đầu ra phía sau và cho nước chảy vào mũi; sau đó nhổ nó ra bằng miệng. Rửa sạch miệng bằng nước và họng bằng ngón tay giữa. Rửa tai và phía sau tai; sau đó rửa sau cổ (dùng nước mát, không dùng xà phòng). Khi có thể, hãy tắm nước mát toàn thân trước khi thiền.
• Hãy kiên nhẫn với sự tiến bộ của mình Hãy nhớ rằng sau nhiều năm hoạt động hướng ngoại, thật không dễ cho bạn đột nhiên bỏ qua thế giới bên ngoài và tập trung hoàn toàn vào thế giới bên trong. Do vậy đừng nản chí nếu bạn chưa đạt kết quả ngay trong thiền định - nếu như bạn không tập trung được ngay, thậm chí còn có nhiều suy nghĩ hơn trước kia! Điều này hoàn toàn tự nhiên. Thực ra, bạn đang tiến bộ dù bạn có nhận ra điều đó hay không: chính cố gắng ngồi và tập trung làm tâm trí của bạn mạnh lên từng ngày. Do vậy hãy thiền đều đặn: bạn sẽ nhận ra những thay đổi trong cuộc sống của bạn nhờ sự cố gắng đó... bạn sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh ngọt ngào và hạnh phúc bên trong.
em sẽ sang đọc thật nhiều lần đấy ạ. Cảm ơn anh.
ReplyDeleteMình luôn bị phân tâm bởi cái tâm còn vọng động lắm. Cố rất nhiều nhưng tâm chưa yên được .
ReplyDeleteSẽ nghiền ngẫm bài này nhiều lần như mẹ Bụ vậy bác Li à.
em xin copy nhen
ReplyDeletebài này cũng mới là mang tính giới thiệu nhưng Thiền chắc chắn là một phương pháp tốt nhưng đòi hỏi sự công phu...
ReplyDeletekhông chỉ riêng bác còn 'vọng động' mà cảm thấy cả cộng đồng Việt mình như vậy, cuộc sống nhiều xi tret quá...
ReplyDeletewelcome, em cứ tự nhiên...
ReplyDeletedạo này em tập mỗi sáng 5-7 phút. Chân ngắn chỉ ngồi bán già được thôi anh à :((. Dấu hiệu khả quan đầu tiên là thấy nhẹ nhõm hơn anh ơi.
ReplyDeleteanh tập cũng khá lâu mà cũng chỉ ngồi bán già thôi, vậy là tốt rồi, em ghi lại bài nhạc thiền Babanam Kevalam để nghe khi ngồi thiền sẽ có tác dụng hơn đấy...
ReplyDeletedạ, em sẽ ghi lại. Tim không còn đau nhiều, điều này làm em sướng nhất
ReplyDeletenên theo 1 lớp nào đó để tập tốt hơn
ReplyDeletemẹ em bắt đầu thấy đau khớp, em cũng muốn mẹ tập cái này , để em gửi link cho mẹ xem
ReplyDeleteẢnh đẹp, bài dài quá, tối về nhà em phải thiền lại một chút mới đọc được hết. Giờ chạy đi làm đây.
ReplyDeletechúc a một ngày tốt lành!
Trời đất, đau khớp thì phải thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng cho nó mềm cái khớp đó ra chứ ngồi thiền thì chả tác dụng gì đâu MĐ ơi!
ReplyDelete(xin lỗi bác Ly, em chen ngang chút nhé)
cả 2 mẹ con cùng tập cho khí thế...:))
ReplyDeletethank em, U2...hihi em nên tập thiền để đỡ...loi choi :))
ReplyDeleteý chị Gr này là mẹ em cần tập...thái cực quyền mà chị Gr này là võ sư đấy...:))
ReplyDeletebài viet giói thiewju nhung khá là kỹ ạ. e sẽ cố gắng mỗi tối và sáng coi có gom được bao nhiêu giọt nước. dạo này hay mất ngủ huhu!
ReplyDeleteừ, cũng là 1 cách để tĩnh tâm, em ngồi bán già đều đặn mỗi ngày theo bài này và mở bản nhạc thiền Babanam Kevalam đi...
ReplyDeleteĐọc bài thiền cũng cảm thấy lòng "thiền" nhẹ nhàng qúa. (vỗ tay). Tuy nhiên đến phần cuối thấy tên tác giả là Thiền sư Nhất Hạnh thì em "chới với". Đọc nhiều về TSNH đâm ra chỉ nghe tên cũng đã nóng lạnh, lùng bùng quá chừng. Xin lỗi A/C post bài nhá. ;-))
ReplyDeletebài này không phải của Thiền sư NH đâu, nhưng rất muốn biết vị thiền sư này làm sao khiến bạn 'lùng bùng' ...:))
ReplyDeleteSao dạo này anh lại nghiên cứu kỹ về thiền thế , định để cho tư tưởng và thân thể thật ...tĩnh lặng và có thể trống rỗng hở anh
ReplyDeleteđang muốn sao...'để hết ưu phiền anh quên'... :)
ReplyDelete